Mục tiêu
1.
Trình bày được đặc điểm của trẻ sơ
sinh đủ tháng khoẻ mạnh.
2.
Nêu được nguyên
nhân đẻ non.
3.
Trình bày được đặc điểm của trẻ sơ
sinh thiếu tháng, già tháng.
4.
Nhận biết được trẻ sơ
sinh đủ tháng, thiếu tháng và già tháng.
5.
Trình bày được cách chăm sóc trẻ sơ
sinh đủ tháng khoẻ mạnh.
6.
Trình bày được cách chăm sóc trẻ sơ
sinh thiếu tháng, già th áng.
7.
Lập được kế hoạch chăm sóc trẻ sơ đủ tháng/thiếu tháng/già tháng.
Thời kỳ sơ
sinh là thời kỳ được tính từ lúc trẻ ra đời tới hết tuần thứ 4 sau đẻ.
Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ cuộc sống của thai
nhi trong tử cung
(một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ)
sang cuộc sống hoàn toàn khác: cuộc sống ngoài tử cung. Thời kỳ này trẻ phải thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung,
trong lúc cơ thể đang
non yếu, các bộ phận chưa hoàn chỉnh. Vì vậy trẻ dễ mắc bệnh, bệnh thường nặng và dễ tử vong, nếu không được chăm sóc chu đáo. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi phải tỉ mỉ, cẩn thận và sạch sẽ. Có như vậy chúng ta mới tránh được nguy
cơ nguy hiểm cho trẻ.
1. Trẻ sơ
sinh đủ tháng khoẻ mạnh
Trẻ sơ
sinh đủ tháng là trẻ có tuổi thai phát triển trong tử cung
9 tháng 10 ngày hoặc 38 đến 42 tuần hoặc 278 ngày ± 15 ngày tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối (theo một số tác giả Anh - Mỹ thì tính từ ngày thứ 15 của kỳ kinh cuối).
1.1. Những biểu hiện bên ngoài của trẻ sơ
sinh đủ tháng khoẻ mạnh - Cân nặng lúc đẻ >
2500g (theo WHO).
·
Chiều dài cơ thể >
45 cm (theo
WHO).
·
Da hồng hào, lớp mỡ dưới da phát triển tốt, không thấy rõ các mạch máu dưới da.
·
Tóc dài >
2cm; ít lông
tơ, chủ yếu ở vùng vai,
lưng, trán và thái dương; móng tay, móng chân đã cứ ng và dài hơn đầu ngón tay ngón chân.
·
Con trai tinh hoàn đã xuống hạ nang,
con gái môi lớn bao trùm
âm vật và môi nhỏ.
·
Vòng rốn ở điểm giữa khoảng cách từ xương
mu đến mỏm xương ức.
·
Khóc to, điểm Apgar 8 - 10 những phút đầu.
·
Trẻ nằm trong
tư thế các chi gấp hẳn lại.
·
Thở đều 40 - 50 lần /phút.
·
Tiêu hoá: Bú khoẻ,
không nôn, ỉa phân
su ngay trong ngày đầu.
·
Không có dị tật bẩm
sinh.
1.2. Những hiện tượng sinh lý xảy ra
trong thời kỳ sơ
sinh
Trong thời kỳ sơ
sinh còn có một số hiện tượng sinh lý
như: Vàng da
sinh lý, sụt cân
sinh lý, rối loạn thân nhiệt và những biến động sinh dục...
·
Vàng da
sinh lý (Icterus physiologica neonatorum): Gặp ở
60 - 80% số trẻ sơ
sinh, là hậu quả của việc tăng giải phóng Bilirubin do vỡ nhiều hồng cầu sau đẻ, xảy ra
trên một cơ thể mà chức năng chuyển hoá Bilirubin của gan còn kém (không đủ men glucoronyltransferase: Bilirubin không gắn được với acid glucronic,
nên không tan trong nước, không đào thải được qua thận) và tính thấm thành mạch tăng, tạo điều kiện cho Bilirubin ngấm nhiều vào tổ chức mỡ dưới da. Hiện tượng vàng da thường xuất hiện vào ngày thứ 3, rõ nhất vào ngày thứ 4 - 5 và thường hết vào ngày thứ 7 - 10, cá biệt có thể kéo dài đến tuần thứ 3
sau đẻ. Hiện tượng này thường kéo dài hơn
ở trẻ sơ
sinh non, yếu.
Do vậy, hiện tượng vàng da
sinh lý chỉ thoáng qua và không cần điều trị gì.
Nhưng nếu vàng da xuất hiện trước 24 giờ sau đẻ hoặc kéo dài quá một tuần ở trẻ đủ tháng thì đều phải coi là bệnh lý, cần được theo dõi sát về lâm sàng và về xét nghiệm định lượng bilirubin trong máu. Lượng bilirubin toàn phần được coi là bệnh lý khi đạt mức trên
10mg/lít.
·
Sụt cân
sinh lý: Thường gặp khoảng 80% số trẻ sơ
sinh đủ tháng. Sụt cân xảy ra và tiến triển trong thời gian từ ngày thứ 2 - 4
sau đẻ. Đến ngày thứ 4, trọng lượng của trẻ thường sụt khoảng 5 - 6%,
đôi khi tới 6 - 9%,
nhưng không bao giờ sụt tới 10% trọng lượng khi đẻ.
Trong thời gian này, trẻ không có các biểu hiện bệnh lý khác như sốt, khó thở,
nôn, tiêu chảy, bỏ bú. Từ ngày thứ 4 - 5 trở đi,
cân nặng dần dần được hồi phục và thường đến ngày thứ 10 - 15 thì cân nặng của trẻ được hồi phục trở lại như trọng lượng ban đầu. Một số trẻ (25%)
cân nặng có thể hồi phục trở lại sớm hơn
(vào ngày thứ 7 - 10
sau đẻ).
Nguyên nhân của hiện tượng sụt cân
sinh lý là do trẻ bị mất nước qua
da, qua hơi thở, đái, ỉa phân
su... trong lúc trẻ bú ít, sữa mẹ ít và trẻ lại phải tiêu
hao nhiều năng lượng, nhất là cho sự mất nhiệt.
Khi thấy trẻ sơ
sinh sụt cân nhiều từ 10% trở lên thì hiện tượng này không còn là sinh lý nữa.
Trong trường hợp này, nếu trẻ không bị bệnh tật gì thì có thể do chế độ ăn
chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. - Những biến động sinh dục: Trẻ trai
hay gái cũng thường thấy sưng
2 vú,
không đỏ, sờ thấy tròn mềm như hạch, đó là sữa non. Ngoài ra,
ở trẻ gái còn có thể thấy hiện tượng ra vài giọt máu ở cửa mình.
Đây là những hiện tượng xảy ra
do ảnh hưởng nội tiết tố của mẹ sang
con, do vậy chúng sẽ tự hết sau
1 - 2 tuần. - Có thể xảy ra hiện tượng rối loạn thân nhiệt:
Trong tuần đầu sau đẻ,
đôi khi thấy trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao
38 – 390C,
trong khi trẻ hoàn toàn không bị viêm nhiễm. Hiện tượng này thường xuất hiện trong vài giờ,
đôi khi có thể tái phát vài lần và kéo dài tới 2- 3 ngày. Sốt có thể làm cho trẻ quấy khóc, thậm chí có thể co giật. Sốt thường xảy ra trùng với giai đoạn sụt cân
sinh lý và nguyên
nhân chính là sự mất nước của cơ thể.
Do vậy,
trong giai đoạn này cần cho trẻ bú nhiều và uống thêm nhiều nước. Về mùa hè nóng nực,
không nên quấn quá nhiều tã lót cho trẻ.
Trẻ sơ
sinh cũng có thể bị hạ thân nhiệt,
đôi khi thân nhiệt có thể xuống tới
35 -360C.
Nguyên nhân gây hạ
thân nhiệt là do
da của trẻ mỏng,
mao mạch dưới da của trẻ rộng, trẻ được tiếp xúc với môi trường ngoài tử cung có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với
trong bụng mẹ (vì trẻ được đặt nằm trong phòng lạnh hoặc thời tiết lạnh,
không được quấn đủ ấm) và có thể trẻ lại bị đói ăn.
Sự chưa hoàn thiện về chức năng của trung
tâm điều hoà thân nhiệt cũng có một vai trò nhất định trong hiện tượng rối loạn thân nhiệt nêu
trên của trẻ sơ
sinh.
·
Hạ đường huyết là hiện tượng có thể gặp ở trẻ sơ
sinh do trẻ bị đói ăn
(vì cho bú muộn).
Do vậy,
trong trường hợp không thể cho trẻ bú sớm được, thì nên
cho trẻ uống nước đường trong thời gian chờ sữa mẹ.
1.3. Chăm sóc trẻ sơ
sinh đủ tháng khoẻ mạnh
Có thể khẳng định rằng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh tật của trẻ sơ
sinh phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của việc chăm sóc.
Trong việc chăm sóc và
nuôi nấng đứa trẻ, cần đảm bảo 2
nguyên tắc chính là: sữa mẹ và vô khuẩn.
Hai nguyên tắc này phải được áp dụng triệt để
trong các nhà hộ sinh, phòng dưỡng nhi,
nhân viên y tế cũng như bố mẹ các cháu.
Trong nhà hộ sinh cần có phòng riêng
cho trẻ sơ
sinh khỏe mạnh, phòng riêng
cho trẻ đẻ
non đẻ yếu và phòng riêng
cho trẻ bị nhiễm khuẩn. Các phòng này phải sạch sẽ, ấm áp về mùa lạnh, thoáng mát về mùa nóng và không có gió lùa.
Tất cả nhân
viên phục vụ đều phải mặc áo choàng, đội mũ và đeo khẩu trang mỗi khi
chăm sóc hoặc thăm khám cho trẻ.
1.3.1. Chăm sóc trẻ ngay
sau khi đẻ
·
Làm sạch đường thở bằng cách hút đờm rãi ở mũi họng càng sớm càng tốt (Nếu trẻ khóc to thì không cần).
·
Lau toàn thân
cho trẻ bằng khăn
khô và ấm.
·
Cắt rốn có nhiều phương pháp:
+ Cắt rốn thông thường: Cắt rốn cách vòng da rốn 2 -3 cm bằng kéo đã hấp 120oC
trong 30 phút; dùng cồn iod 1% để
lau cuống rốn và chấm vào vết cắt, quấn bằng cố định bằng.
+ Kẹp - cắt rốn: Dùng kìm chuyên dụng kẹp sát vòng da rốn (không kẹp vào da) bằng kẹp kim loại, dùng kéo cắt sát bờ trên kẹp, chấm cồn iod 1%,
băng thoáng.
+ Cắt rốn một thì: Dùng kéo cắt sát vòng da rốn, chấm cồn iod,
băng vô khuẩn. Một số trường hợp có thể chảy máu rốn
trong ngày đầu
khi cắt rốn bằng phương pháp này.
·
Băng rốn bằng băng
vô khuẩn.
·
Tính điểm Apgar cho trẻ ngay
sau khi ra đời (Sau cắt rốn hoặc làm rốn).
·
Xác định giới tính, kiểm tra phát hiện dị tật.
·
Mặc áo, quấn tã lót đủ ấm, để trẻ nằm nghiêng một bên.
1.3.2. Chăm sóc hàng ngày
1.3.2.1. Nhận định
- Màu sắc da:
Bình thường da hồng hào,
trên da có một lớp chất gây màu trắng hay vàng nhạt. Lớp mỡ dưới da phát triển tốt,
không nhìn rõ các mạch máu dưới da. Có ít
lông tơ phủ ở
da vùng lưng,
vai, trán, thái dương.
Nếu trên
da có mụn mẩn đỏ hay tím tái thì cần cho trẻ đi khám bệnh ngay. Biểu hiện viêm
da do liên cầu ở trẻ sơ
sinh là bệnh lý hay gặp và thường được các bậc cha mẹ gọi là “kê”. Đó là những chấm nhỏ màu đỏ xuất hiện trên
da toàn thân kể cả da mặt cùng với triệu chứng quấy khóc, sốt nhẹ.
Sau 1 - 2 ngày có thể thấy xuất hiện những điểm trắng (mủ)
ở giữa các chấm đỏ đó.
- Hô hấp:
Thở là yếu tố quyết định sự sống của trẻ.
Trong phút đầu sau đẻ, trẻ chỉ có động tác hít vào, thể hiện bằng thở nấc.
Sau đó,
khi có tiếng khóc chào đời là lúc trẻ có động tác thở ra, hít vào với tần số khoảng 60 lần/phút,
không đều, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở ngắn 3 - 5
giây, đôi khi thấy co kéo nhẹ cơ
hô hấp hoặc thở rên. Hiện tượng này sẽ mất nhanh
trong 1 - 2 giờ đầu.
Sau đó nhịp thở ổn định dần,
dao động trong khoảng 50 - 40 lần/phút. Khi nhận định về hô hấp cần phải:
+
Quan sát kiểu thở,
cơn ngừng thở: Trẻ thở có đều
không? Nếu có cơn ngừng thở thì thời gian ngừng thở là bao
nhiêu giây? Nếu cơn ngừng thở kéo dài, kèm theo có tím tái da và niêm mạc thì phải nghĩ đến bệnh đường hô hấp hoặc sang chấn não.
+ Nhìn xem trẻ có sùi bọt cua
không?
+
Nghe xem có tiếng thở bất thường như tiếng khò khè, tiềng thở rít. + Nhìn xem trẻ thở có phải gắng sức không? có dấu hiệu rút lõm lồng ngực không?
+ Đếm tần số thở của trẻ và xác định
xem có bình thường
không? Bình thường trẻ thở 40 - 60 lần/phút (phải đếm tần số thở trong một phút). Nếu trẻ thở >60 lần/phút hoặc <40 lần/phút; hoặc cơn ngừng thở kéo dài trên
10 giây; hoặc có tím tái hay sùi bọt cua thì cần cho trẻ đi khám bệnh ngay.
- Tim mạch:
Nhịp tim của trẻ sơ
sinh thường phụ thuộc vào nhịp thở,
nên thường
không đều,
nhanh, dao động trong khoảng 160 - 140 lần/phút. Huyết áp của trẻ sơ
sinh thấp, huyết áp tối đa vào khoảng 50 - 60 mm Hg.
ở nước ta, nhiều nơi
chưa có huyết áp kế để đo huyết áp cho trẻ sơ
sinh. Mạch của trẻ sơ
sinh nhanh, nảy yếu, khó bắt.
- Tiêu hoá:
Bình thường trẻ bú khoẻ,
trung bình 10 - 12 lần/ngày, mỗi bữa bú khoảng 18 - 20 phút (bú cả hai bầu vú nếu thiếu sữa; bú cạn từng bầu vú,
luân phiên nếu nhiều sữa),
sau khi bú trẻ thường ngủ lâu
trên 2 giờ. Trẻ thường đi ỉa phân
su trong ngày đầu.
ở trẻ khoẻ mạnh: bụng mềm,
không chướng.
Nếu trẻ bú yếu, ngủ li bì hoặc chướng bụng, ngày đầu không ỉa phân
su hay phân có tính chất khác thường thì cần cho trẻ đi khám bệnh.
- Thân nhiệt:
Bình thường, nhiệt độ của trẻ sơ
sinh là:
36 - 37oC (cặp ở nách). Nếu trẻ hạ nhiệt độ hoặc có sốt cần cho trẻ đi khám bệnh ngay.
- Tiết niệu:
Trong ngày đầu trẻ có thể đái rất ít hoặc không đái.
Sang các ngày sau trẻ đái nhiều hơn.
Trong tháng đầu trẻ có thể đái từ 20 - 25 lần/ngày, nước tiểu trong hoặc vàng nhạt.
- Thần kinh:
Hệ thần kinh của trẻ luôn
trong tình trạng bị ức chế,
cho nên trẻ ngủ suốt ngày. Có hiện tượng tăng
trương lực các cơ gấp,
do đó trẻ luôn luôn ở
trong tư thế co
tay, co chân, bàn tay nắm chặt.
Nếu trẻ quấy khóc hoặc nằm trong
tư thế chân,
tay duỗi thẳng, thì rất có thể trẻ bị các bệnh liên
quan đến hệ thần kinh.
Trong trường hợp này, thóp là cửa sổ, dựa vào đó có thể đưa
ra được nhận định khách quan. Mặt khác, có thể bổ sung bằng việc nhận định phản xạ bú của trẻ.
Đây là phản xạ bẩm sinh, chỉ có thể mất phản xạ này khi có tổn thương nặng ở não.
- Các giác quan:
+ Xúc giác: Là giác quan phát triển tốt
nhất. Khi ta vuốt nhẹ lên lưng hoặc ngực thì trẻ sẽ thở sâu hơn; sờ vào mi
mắt - trẻ sẽ nhắm mắt lại; tiêm - trẻ sẽ khóc.
Do đó, mỗi khi tiêm cho trẻ sơ sinh mà không thấy trẻ khóc thì việc thăm
khám lại một cách kỹ lưỡng, toàn diện là rất cần thiết.
+ Thính giác: Phát triển tốt, do vậy trẻ
hay giật mình khi có tiếng động.
+ Khứu giác: Phát triển tương đối tốt.
Khi mẹ bế, trẻ lúc lắc đầu để tìm vú
mẹ, do nhận biết được mùi sữa.
+ Vị giác: Tuy đã phát triển nhưng chưa
hoàn thiện. Trẻ thích vị ngọt, do đó nhiều trẻ bỏ bú mẹ sau khi được cho ăn sữa
bò ngọt hơn. Đây là điều chúng ta cần lưu ý khi hướng dẫn các bà mẹ cho trẻ ăn
hỗn hợp.
+ Thị giác: Là giác quan kém phát triển
nhất. Trẻ nhìn không định hướng, có thể bị lác trong nhẹ, đôi lúc có rung
giật nhãn cầu. Tuyến nước mắt chưa phát triển nên trẻ sơ sinh khóc không có
nước mắt.
1.3.2.2. Chăm sóc - Chăm sóc
rốn:
Bình thường, theo cách cắt rốn hiện
nay ở nước ta, rốn rụng vào khoảng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau đẻ; trẻ đẻ
non rốn rụng muộn hơn. Với phương pháp kẹp - cắt rốn như ở các
nước châu Âu, rốn thường rụng vào ngày thứ 3. Hiện nay, phương pháp này
đã và đang được áp dụng trong một số bệnh viện lớn ở nước ta. Trong thời gian
rốn chưa rụng, phải thay băng rốn hàng ngày bằng băng đã được hấp vô khuẩn sau
khi lau cuống rốn bằng cồn iod 1%. Tốt nhất là chỗ cắt rốn phải được rửa mỗi
ngày 2 lần bằng một loại amoni bậc 4. Sau khi rốn rụng, vẫn phải lau rốn hàng
ngày bằng bông thấm cồn iod sau mỗi lần tắm, không được để rốn ướt, bẩn khi rốn
chưa liền. Có thể áp dụng phương pháp cắt rốn 1 thì: Cắt sát vòng da rốn, không
buộc không kẹp, việc băng và chăm sóc rốn cũng không có gì đặc biệt.
Nếu thấy rốn rụng quá sớm, quá muộn hoặc
rốn ướt, rốn có mủ cần phải đưa trẻ đi bệnh viện. Không nên rắc bất cứ một
thứ thuốc bột hoặc bôi bất cứ một thứ thuốc gì vào rốn.
Nếu rốn bị lồi (sau khi rốn rụng) cần đặt
vào rốn một cuộn băng nhỏ có đường kính bằng chỗ lồi, rồi băng lại.
· Chăm sóc
da:
Ngày thứ nhất cần thấm khô và lau sạch lớp
gây ở các nếp gấp cổ, bẹn, nách, còn các vị trí khác chỉ cần thấm khô, tránh để
mất lớp gây, vì nó có tác dụng bảo vệ và dinh dưỡng da, giữ nhiệt độ cơ thể và
chống nhiễm khuẩn. Sang ngày thứ hai dùng khăn ấm và ướt lau hết các
lớp gây trên da cho trẻ.
· Tắm:
Tắm cho trẻ bằng nước sạch và ấm. Phải tắm
trong phòng ấm và kín không có gió lùa. Phòng tắm cần phải đảm bảo nhiệt
độ 28 - 30 0C, nước
tắm là nước chín ở khoảng 37 – 380C, thời
gian tắm một lần không quá 5 phút, cần tắm bằng xà phòng trung tính hoặc dung
dịch tắm sát khuẩn có độ toan. Không được nhúng trẻ vào chậu nước mà phải lau
từng phần. Lúc đầu, lau nửa người trên, lau khô rồi quấn ấm cho trẻ; sau đó mới
lau tiếp nửa người dưới. Sau khi lau khô, quấn ấm, đặt trẻ nằm
nghiêng một bên (nếu trẻ đủ tháng) hoặc nằm sấp, đầu nghiêng về một bên
(nếu là trẻ đẻ non) để tránh sự trào ngược các chất từ dạ dày vào phổi. Trong
thời gian rốn chưa rụng hoặc rốn chưa liền, khi tắm cần tránh không để ướt giây
rốn hoặc rốn.
· Nhỏ mắt:
Cần nhỏ mắt hàng
ngày nhiều lần và sau mỗi lần tắm bằng dung dịch Cloramphenicol 4%o hoặc
bạc nitrat trong 8 ngày đầu. Nếu thấy có hiện tượng xuất tiết bất thường ở góc
trong của mắt, thì cần phải nhỏ thuốc kháng sinh nhiều ngày hơn phối hợp với
việc xoa bóp nhẹ góc trong của mắt vì đây là biểu hiện của viêm túi lệ. Nếu
không có tiến triển tốt thì cần đưa đến bác sỹ chuyên khoa để thông ống lệ
dưới.
· Cho
ăn:
Ngay sau khi đẻ, trẻ đã có phản xạ bú, do
vậy cần cho trẻ bú càng sớm càng tốt (để sữa xuống sớm và tử cung
co hồi tốt). Phải tiến hành cho trẻ ăn sớm bằng sữa mẹ, không nên
để muộn quá 6 giờ sau đẻ (đẻ về đêm khuya, mổ đẻ hoặc mẹ mệt thì có thể cho trẻ
bú sau 4 - 6 giờ.).
Trong những tuần đầu tiên, trẻ phải được
ăn no bằng việc bú mẹ mỗi lần 1 hoặc 2 vú trong thời gian dưới 30 phút. Cho trẻ
bú hết bên này rồi mới chuyển sang bên kia để tận dụng được nguồn sữa cuối
có nhiều chất béo giúp trẻ tăng cân nhanh đồng thời kích thích quá trình
tạo sữa. Do vậy, nếu sau khi cho trẻ bú mà vú vẫn còn sữa thì cần vắt kiệt
sữa. Trong giai đoạn này, bà mẹ cần được ngủ nhiều, ăn no, ăn đầy đủ các
chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để có đủ sữa cho con bú. Đối với mẹ, nếu có
loại thức ăn cần phải tránh thì có chăng là các loại gia vị
như hành, tỏi, thì là, rau thơm..., vì chúng gây cho sữa có mùi khó
chịu, dễ làm cho trẻ bỏ bú.
Không nên đề ra
các quy định chặt chẽ về số lần bú trong 24 giờ. Vấn đề là ở chỗ:
“phải cho trẻ bú theo nhu cầu và theo khả năng hấp thu của mỗi đứa trẻ”. Nghĩa
là: cho trẻ bú khi nó đòi ăn, kể cả ban đêm. Đối với trẻ sơ sinh, để cân
đối giữa thời gian thức và ngủ, trung bình nên cho bú 7 lần trong
24 giờ, có thể thay đổi trong khoảng từ 6 đến 8 lần. Trong
trường hợp bú mẹ, không cần thiết phải cân trẻ trước và sau mỗi lần
bú.
Việc đánh giá xem trẻ ăn đã đủ chưa là dựa
vào thái độ và mức lên cân của trẻ. Trung bình mỗi ngày trẻ tăng từ 20 đến
30g.
Nếu trẻ ăn kém có thể hướng dẫn bà mẹ vắt
sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.
Nếu bà mẹ hoàn toàn không có sữa, có thể
hướng dẫn để bà mẹ xin sữa ở những bà mẹ khác hoặc tư vấn cách sử dụng các loại
sữa thay thế sữa mẹ một cách khoa học ( phải chọn đúng loại sữa và pha đúng
theo tuổi). Nếu không có sữa mẹ, phải cho ăn bằng sữa bò thì nên cho uống
Vitamin D sớm ngay từ tuần thứ 2, mỗi ngày 1500 - 2000đv. Cho trẻ uống
ít nước nguội sau mỗi lần bú.
·
Phòng nuôi trẻ:
Phòng nuôi trẻ phải đảm bảo thoáng, sạch,
ấm, đủ ánh sáng, tránh gió lùa, nhiệt độ trong phòng từ 28 - 30oC.
Không nên để quá đông trẻ, tối đa 6 trẻ/phòng. Phải có đủ nước
để rửa tay, có đủ phương tiện cấp cứu hoặc ở gần trung tâm
cấp cứu.
·
Bảo vệ nhiệt độ cơ thể:
Không được để trẻ ướt, phải thay tã lót
ngay sau khi trẻ đái, ỉa. Mặc tã lót, quần áo cho trẻ bằng vải sợi bông,
sạch và đủ ấm.
·
Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn chéo:
Nhân viên chăm sóc phải khoẻ mạnh, không
có bệnh lây, phải rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, có quần áo riêng để chăm sóc
trẻ và phải thay thường xuyên.
Về nhà, trẻ phải được nằm ở phòng ấm
về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, giường, chiếu, chăn, màn phải sạch sẽ,
thơm tho. Phải chuẩn bị đầy đủ quần, áo, tã lót hợp vệ sinh
cho trẻ. Đối với trẻ, chất liệu tốt nhất là từ vải bông. Vệ sinh cá nhân đối
với người mẹ cũng cần được quan tâm chặt chẽ.
·
Phòng bệnh:
Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh, rất dễ
bị lây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm. Sau khi đẻ, phải đưa trẻ đi tiêm
phòng lao: Tiêm 0,1ml vác xin BCG. Không dùng vắc xin cho những trẻ
đang sốt cao, nôn trớ nhiều hoặc đang bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính
như: viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, những trẻ bị sang chấn thần kinh lúc đẻ.
·
Tiêm bắp 2 -5mg Vitamin K để đề
phòng bệnh xuất huyết não - màng não.
---
ReplyDeleteChữ ký: Dịch vụ tắm bé