THIỂU ỐI

THIỂU ỐI Mục tiêu học tập 1. Định nghĩa được thiểu ối 2. Kể được các nguyên nhân của thiểu ối trong các giai đoạn của thai kỳ 3. Phân biệt thiểu ối sớm của thai kỳ và thiểu ối trong giai đoạn cuối thai kỳ 4. Xác định được các vấn đề cơ bản trong điều trị thiểu ối 1. ĐẠI CƯƠNG Thiểu ối là khi lượng nước ối giảm so với lượng nước ối bình thường tính theo tuổi thai và ở dưới đường percentile thứ 5. Tỷ lệ thiểu ối khoảng 0,4 - 3,9%. Nguyên nhân dẫn tới thiểu ối bao gồm ối vỡ sớm, ối vỡ non, bất thường cấu trúc thai nhi, thai quá ngày sinh, thai kém phát triển trong tử cung... Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thiểu ối không xác định được nguyên nhân. Thiểu ối xảy ra trong giai đoạn sớm của thai kỳ thường có tiên lượng xấu, trong khi thiểu ối ở thai quá ngày sinh thường có tiên lượng tốt hơn. Thiểu ối có nguy cơ gây chèn ép dây rốn và đưa đến suy thai, nguy cơ này càng tăng lên trong chuyển dạ.
2. NGUYÊN NHÂN THIỂU ỐI 2.1. Nguyên nhân do mẹ - Bệnh lý của người mẹ có ảnh hưởng đến tính thấm của màng ối và chức năng của rau thai gây thai kém phát triển và chức năng tái tạo nước ối như: bệnh cao huyết áp, tiền sản giật, bệnh về lý về gan, thận... 2.2.Nguyên nhân do thai Ở mọi giai đoạn của thai kỳ, nguyên nhân thường gặp nhất của thiểu ối là vỡ ối sớm. Thường có một số bất thường bẩm sinh của thai kỳ kèm theo thiểu ối. Các bất thường của thai kết hợp với thiểu ối hay gặp là: - Hệ thần kinh: Mặc dù các bất thường chính của hệ thần kinh có thể có liên quan tới lượng nước ối bình thường và sự tăng lượng nước ối, nhưng chỉ trong một số trường hợp là có liên quan tới thiểu ối. + Thai vô sọ + Não úng thuỷ + Thoát vị não màng não - Hệ tiêu hoá: hiếm gặp, thường thì tắc nghẽn đường tiêu hoá là nguyên nhân gây đa ối. + Thoát vị rốn. + Dò thực quản - khí quản + Teo hành tá tràng - Hệ hô hấp: + Giảm sản phổi - Hệ tiết niệu: + Tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc không có thận. Các bệnh lý thường gặp là bất sản thận, nghịch sản thận, thận đa nang. Thiểu ối trong thai chậm phát triển trong tử cung xảy ra sau một tình trạng thiếu oxy của bào thai, giảm tưới máu phổi và giảm tiết dịch. Nhiễm trùng thai cũng có thể là một nguyên nhân của thiểu ối. Một số kháng Prostaglandin hay hoá trị liệu ung thư có thể gây thiểu ối. Khoảng 30 % trường hợp không tìm thấy nguyên nhân Thường có một chất ức chế enzym biến đổi angiotensin của thiểu ối. 3. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN - Chiều cao tử cung thường nhỏ hơn so với tuổi thai rõ, số đo thường thấp và có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn. - Thai thường cử động yếu. Khi thực hiện 4 thủ thuật của Leopol có cảm giác thấy rõ các phần thai nằm sát dưới bàn tay mà không cảm thấy có nước ối, khó làm động tác di động đầu thai nhi. - Siêu âm có chỉ số nước ối thấp, thường dưới đường percentile thứ 5 so với tuổi thai hoặc khi tuổi thai sau 35 tuần có chỉ số nước ối (AFI) ≤5, hoặc là buồng ối lớn nhất có độ sâu ≤ 2 4. ĐIỀU TRỊ Cần phải chẩn đoán phân biệt thiểu ối với ối vỡ non. Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị và phòng ngừa thiểu ối nào thật sự hữu hiệu. Do đó cần khuyên các sản phụ đi khám thai định kỳ, làm các xét nghiệm để phát hiện sớm các bệnh lý của người mẹ và các bất thường của thai nhi để có hướng điều trị kịp thời và theo dõi cẩn thận. Siêu âm là một xét nghiệm có tính chất thường quy nhằm đánh giá lượng nước ối và phát hiện các dị dạng thai nhi, đồng thời khảo sát doppler tuần hoàn tử cung - rau và tuần hoàn thai nhi để đánh giá tình trạng thai. Các trường hợp khi có thiểu ối phải khảo sát kỹ hình thái và chức năng hệ tiết niệu thai nhi. Trên siêu âm nếu khoang ối lớn nhất  10 mm và chỉ số nước ối AFI 5 là chắc chắn có thiểu ối. Nếu AFI trong khoảng 5 - 24 biểu hiện nước ối trong giới hạn bình thường. Thiểu ối hầu như không gây biến chứng gì cho mẹ, vấn đề điều trị thay đổi tuỳ thuộc vào tình trạng thai. 4.1.Khi thai chưa đủ tháng Nếu thiểu ối mà không có dị dạng bẩm sinh lớn ở các cơ quan tiết niệu, tiêu hoá, thần kinh… có thể là do suy hay tắc một phần tuần hoàn tử cung - rau thai. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào được cho là đặc hiệu. Trong những trường hợp này thì nên khuyên bệnh nhân nằm nghiêng trái, kiểm soát các bệnh lý đi kèm, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm cải thiện tuần hoàn tử cung - rau thai nhằm cố gắng giữ thai phát triển đến trên 35 tuần. Trong các trường hợp thiểu ối và có các dị dạng cấu trúc thai nhi, cần phải làm thêm các xét nghiệm để xác định các bất thường đó có khả năng điều trị hay không, cũng như có bất thường về nhiễm sắc thể hay không để có quyết định điều trị giữ thai hay đình chỉ thai nghén. Trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung mà không tìm được nguyên nhân thì thái độ xử trí tuỳ thuộc vào sự diễn tiến của tình trạng suy thai trong tử cung. Thai chậm phát triển trong tử cung ở quý ba và có thiểu ối là dấu hiệu nặng của tình trạng chậm tăng trưởng thai. Cần cân nhắc khả năng chấm dứt thai kỳ được khi có tình trạng suy thai và/hoặc phổi thai nhi đã trưởng thành. 4.2. Khi thai đủ tháng Khi đã xác định thai đủ tháng và biểu hiện thiểu ối thì cần được theo dõi bằng monitoring. Nếu khi không làm test đả kích hoặc trong khi làm test đả kích có xuất hiện tim thai chậm hay Dip biến đổi thì cần chỉ định mổ lấy thai để chấm dứt thai kỳ. Nếu làm test đả kích mà nhịp tim thai vẫn trong giới hạn bình thường thì cần đánh giá thêm chỉ số Bishop để có chỉ định khởi phát chuyển dạ. 4.3. Trong chuyển dạ Thiểu ối làm tăng nguy cơ suy thai và đẻ khó vì chèn ép dây rốn và thai khó bình chỉnh tốt trong chuyển dạ, vì vậy cần phải theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ để có tiên lượng và xử trí kịp thời. 5. Biến chứng Tiên lượng thai thường xấu với tỷ lệ chết cao với những trường hợp thiểu ối ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Mặt khác, thai (trải qua thiểu ối kéo dài dù là do nguyên nhân nào) có thể mang những hậu quả do thiểu ối như thiểu sản phổi, dị dạng mặt và xương (loạn sản xương hông, cụt chi, vẹo chân và các khiếm khuyết khác ở chi). Thiểu ối thường gây thiểu sản phổi vì 3 nguyên nhân sau: - Do bị chèn ép vào lồng ngực làm giảm các cử động của phổi - Giảm các cử động thở của thai nhi - Do phổi kém phát triển.

Post a Comment